Trong tiết mùa thu tháng chín, dưới bầu trời bao la rộng lớn, không khí cuối thu trong trẻo dễ chịu lạ thường, một sắc xanh thăm thẳm tinh khiết bao phủ khắp bầu trời. Đây cũng chính là khoảng thời gian bước vào vụ thu hoạch trong một năm. Toái Diệp Châu nằm ở phía nam Đại Thanh Trì trên một khu vực bình nguyên rộng lớn. Sông Diệp Chi như một dải ngọc, sau khi quanh co uốn lượn tô điểm cho cảnh quan của phuơng bắc này, nó liền đổ về Đại Thanh Trì. Và ở khu vực phía đông của sông Diệp Chi dê bò đều đang nhởn nhơ gặm cỏ trên mục trường. Phía xa xa, một bày chiến mã đang phi nhanh tới. Mấy người mục đồng trẻ tuổi thì cất tiếng hô quát, tiếng cười nói của họ vang vọng khắp cả thảo nguyên. Toái Diệp Châu đã chính thức nằm trong khu vực lãnh thổ của Đại Đường. Nếu chiểu theo lịch của Đại Đường thì năm nay là năm Đại Trị thứ tư, và hoàng đế Đại Đường là Lý Hoán cũng đã lên ngôi được ba năm rồi.
Cách sông Diệp Chi khoảng chừng hơn hai dặm có một con đường quan đạo mới được tu sửa lại. Bây giờ con đường hướng về phương nam ấy đã trở nên bằng phẳng và thẳng tắp rồi. Cứ đi thẳng con đường quan đạo này sẽ đi qua Vân Sơn khẩu. Để hoàn thành được con đường này An Tây Đô Hộ - Vương Tư Vũ đã phải huy động tới hai vạn tù binh, ba vạn binh lính trong quân đội chính quy của triều đình cùng với mấy chục vạn dân phu, lao động chăm chỉ, cật lực trong vòng hai năm rưỡi mới hoàn thành được con đường này. bề rộng của con đường khoảng chừng năm trượng. Toàn bộ được dùng bùn đất đầm, nện kĩ, nên mặt nền đường chắc chắn, rắn mịn, ngay cả một ngọn cỏ cũng không có. Cứ cách khoảng hai mươi dặm lại cho xây dựng một phong hỏa đài, đồng thời còn phái một đội binh lính canh gác.
Ở hai bên quan đạo được trồng rất nhiều cây Hồ Dương. Mùa thu lá vàng, từ trên cao nhìn xuống, con đường này nhìn mới thơ mộng làm sao, một màu vàng chạy dài, chạy dài như tới chân trời bên kia vậy. Các tướng sĩ của Đại Đường liền chọn tên để ghi công đức hoàng đế bệ hạ của họ để gọi tên cho con đường này, và vì thế mà quan đạo này mới có tên là Kim Long đại đạo.
Giữa trưa, trên Kim Long đại đạo xuất hiện một lạc đà ràm rộ đi qua. Việc vận chuyển hàng hóa từ phương đông sang phương tây đã đem lại những lợi ích đáng kể cho Đại Đường. Mười mấy người mục đồng trẻ tuổi cầm trong tay của mình những túi da đựng đầy nước. Họ vẫy tay chao từ biệt những người thương nhân nọ và chờ đời những người thương nhân sẽ đi qua đây tiếp theo.
Lúc này từ phía phương nam xa xa bỗng truyền đến những tiếng vó ngựa ầm ầm như sấm nổ. Những tên mục đồng trẻ tuổi cuống quýt cầm những túi ra và chạy vào sâu trong vùng thảo nguyên. Khi đội ngũ nhân mã kia đến gần, họ liền nhận ra một đội kỵ binh Đại Đường hơn ngàn ngươì. Trên mũ giáp của những kỵ binh này đều có những chùm tua đỏ, đang tung bay dưới ánh sáng mặt trời. Khôi giáp bọn họ sáng ngời, trường sóc đeo bên yên ngựa. Tất cả đều hiển lộ một tư thế oai hùng, khí thế bừng bừng, tất cả ngựa mà bọn họ cưỡi là giống ngựa Tây Vực. Đoàn người ấy bố trí cứ một người quản lý hai ngựa. Đây đội giáp ngân quân thứ mười trở về, bọn họ vừa vượt ngàn dặm từ Trường An trở về, nghỉ lại năm ngày ở Sơ Lặc để tu chỉnh nay đã về tới Toái Diệp
Phía xa xa đã là sông Diệp Chi rồi, tốc độ cuả đội kỵ binh cũng theo đó mà có phần chậm lại. Bọn họ nhanh chóng thay đổi chiến mã để giúp cho chúng nhanh chóng khôi phục lại thể lực. Muời mấy tên mục đồng trẻ tuổi thấy những kỵ binh kia là quân Đường , bọn họ bèn rối rít giơ những túi da đựng đầy nước và chạy về phía quân Đường. Những người lính này nhanh chóng nhận lấy những túi da đầy nước đó rồi ngửa cổ mà uống ừng ực từng ngụm lớn. Mấy tên lính lấy từ bên hông ra một đồng tiền nếm cho bọn mục đồng, rồi hô lớn “ Hãy đi mang nước tới đây, các ngươi sẽ có thưởng” Những tên thiếu niên kia vui mừng vội vàng thu nhặt những đồng tiền, rồi cưỡi ngựa chạy về phía con sông.
Một cánh kỵ binh do viên Đô úy đích thân thống lĩnh tập trung ở giữa đội hình. Viên Đô úy ấy tên là Hàn Việt, tuổi còn chưa tới ba mươi, là ngươi Kinh Triệu, huyện Phú Bình. Năm hai mươi tuổi hắn đầu quân ở Lũng Hữu, đã từng tham gia những chiến dịch lớn như: Chiến dịch thu phục Hà Hoàng, An Tây…Trải qua trăm trận, công lao không nhỏ vì vậy mà y được thăng lên làm Đô úy. Bên cạnh y còn có một gã phụ trách việc các công việc văn thư hành chính trong quân vụ giữ chức Hộ Tào Tham Quân Sự giúp việc cho Toái Diệp Đô Đốc phủ. Hắn họ Quách tên Mục, tuổi tác khoảng hơn ba mươi là người Phần Châu, Hà Đông. Cách đây ba năm, tuy là học trò nhưng Quách mục đã ra nhập quân đội An Tây, khi đó triều đình có mở khoa thi,hắn cũng ứng thí nhưng bị trượt. Vì vậy Quách Mục liền tòng quân mãi tận Tây Vực xa xôi. Bản thân hắn xuất thân là tiến sĩ, hơn nữa nhân tài ở An Tây lại thiếu hụt, vì vậy hắn rất được trọng dụng và chỉ trong một thời gian ngắn hắn đã được thăng lên làm Quy tư quân trung Chủ bạ, năm ngoái hắn lại được thăng lên làm Hộ tào tham quân sự trong Toái Diệp Đô Đốc phủ. Toái Diệp Châu nha, cũng là Đô Đốc châu phủ, việc chính trị và quân sự đều là một cả. Cho nên Hộ tào tham quân sự trong Đô Đốc phủ cũng chính là Châu hộ tào tham quân sự, nhiệm vụ của hắn ta là chủ quản tiền, gạo, hộ tịch , các công việc chính trị của dân chúng. Bốn tháng trước hắn được cử làm Hộ ngân sứ, áp tải một trăm cân bạc thô về Trường An.
Từ Trường An trở về trong lòng của Quách Mục có nhiều mong ngóng, cùng sự ngọt ngào. Đô Úy Hàn Việt thấy Quách Mục thỉnh thoảng lại nhìn ra rất xa về phía Toái Diệp, liền cười nói trêu đùa hắn “ Quách tham quân à, lần này trở về Toái Diệp thì phải cho bọn ta uống rượu mừng của ngươi đi”
Gương mặt của Quách Mục hơi đỏ lên một chút, hắn biết tâm tư của mình đã bị Hàn Việt ở bên cạnh khám phá ra. hắn và vị hôn thê là đồng hương. Nàng ấy là một tiểu thư rất được cưng chiều. Cách đây ba năm, Toái Diệp đưa ra chính sách: mỗi hộ dân mới đến sẽ được hai khoảnh ruộng, súc vật kéo ba con. Đây là chính sách để thu hút những di dân từ Trung Nguyên tới đây. Vì vậy sau thời gian ba năm thực hiện việc di dân thì ở Toái Diệp này đã có tới ba vạn hộ. Số này được chia thành các nhóm nhỏ phân bố sinh sống từ Toái Diệp cho tới Đại Thanh Trì. Gia đình vị hôn thê của Qúach Mục vốn là thương nhân, từ Phần Châu chuyển tới đây. Nàng ta họ Bạch. Năm nay mới khoảng độ mười bảy tuổi. Ngoại hình trông ôn nhu xinh đẹp, và nàng cũng biết qua một chút chữ nghĩa. Khi mà mắt xanh của Quách Mục đã để ý đến nàng thì hắn ta bèn nhờ bà mối đến nhà họ Bạch đặt mối nhân duyên. Bất cứ nguời phụ nữ nào mà có được người lang quân như hắn thì đều cảm thấy trăm vạn lần may mắn mà nhận lời cầu hôn rồi. Vốn hai bên đã ước hẹn đến tiết Trung thu thì sẽ cử hành hôn lễ . Nhưng mà hết lần này tới lần khác Quách Mục phải áp tải bạc đi Trường An, hôn lễ của bọn họ vì thế mà cứ lần lữa mãi chưa xong. Hiện tại bây giờ Toái Diệp đã ở trong tầm mắt . Hắn lại nghĩ tới dáng dấp thùy mị của Bạch Phương, nên trong lòng nôn nóng khó dằn nổi cảm xúc.
Quách Mục nhận thấy tâm tư của mình đã bị Hàn Việt nhìn rõ, nên trên khuôn mặt của hắn có chút ngượng ngùng. Liền đưa tay gõ lên mũ giáp của Hàn Việt một cái, cười và mắng đùa “ Tên tiểu tử nhà ngươi cả ngày chỉ xét đoán người khác làm gì hả. Ngươi ngứa da chắc”
Loading...
Hàn Việt nghe thấy thế liền lấy tay che gáy, khoa trương hét lớn “ Ái chà, đánh mạnh thế này có phải là đã kiềm chế từ lâu rồi hay không hả”
Hắn hét to xong rồi giục ngựa chạy xa khoảng chừng bốn năm mươi bước. Quay lại phía Quách Mục cười to ầm ĩ. Hơn muời tên lính đứng bên cạnh cũng cười thưo. Bỗng nhiên một tên lính chỉ vào phương xa hô to “ Người Cát La Lộc”
Quách Mục và Hàn Việt đều lấy làm kinh hãi, nụ
cười trên khuôn mặt của họ tắt hẳn. Tất cả dường như không ai bảo ai đồng loạt nhìn về hướng Đông Bắc. Chỉ thấy trên một đồi thảo nguyên cách đó khoảng chừng hai dặm xuất hiện mười người cưỡi ngựa, nhìn xa xa thì áo bọn họ mặc có vẻ giống của
Đường quân. Bọn họ mười người đều mặc hắc bào, đó chính là dấu hiệu điển hình của người Cát La Lộc. Thật ra thì trang phục hắc y được sử dụng rất phổ biến. Ngay như ở Tây Vực, bọn họ cũng có một bộ tộc chuyên mặc hắc y vậy.
« Không phải kị binh đâu, đó chẳng qua là mười mấy người đang chăn thả gia súc mà thôi » Hàn Việt khẽ nhíu mày suy nghĩ. Từ năm trước rồi, khu vực chăn thả gia súc của người Cát La Lộc càng ngày càng mở rộng ra nhiều hơn, cho đến bây giờ thì đã mở rộng đến tận Kim Long đại đạo này rồi.
“ Chỉ sợ rằng năm nay Phương bắc giá lạnh liên miên, người Cát La Lộc sẽ sinh sống khó khăn đây”
Hai năm trở lại đây khí hậu lại trở nên lạnh hơn nữa, tuy nhiên lưu vực ở Đại Thanh Trì nbày thì có phần tốt hơn một chút. Tình hình của những người Cát La Lộc ở phía bắc càng ngày lại trở nên khó khăn hơn. Quách Mục khe khẽ thở dài nói “ Những người dân du mục này thật là đáng thương”
“ Bọn chúng có cái gì mà đáng thương chứ. Bọn chúng hiện tại là người chăn thả gia súc bình thường thế nhưng chỉ cần bọn chúng xoay người một cái là trở thành những quân nhân thực thụ, đi cướp đoạt hết của người này đến người khác.” Trái với Quách Mục, Hàn Việt lại không hề có một chút thương hại với những người này, hắn lập tức quay người lại ra lệnh “ Đệ nhất doanh xuất phát, đuổi hết bọn chúng đi, nếu bọn chúng vẫn ngoan cố , hãy giết sạch cho ta”
Ba trăm tên kị binh từ trong đội hình áp tải bạc vội vọt ra, tất cả đều giương cung lắp tên rồi hướng tới những người Cát La Lộc xông tới. Những người Cát La Lộc khi thấy Đường quân đuổi tới thì bị làm cho sợ hãi mà thúc ngựa chạy trốn biệt. Đường quân vẫn đuổi theo đến vài chục dặm đường, cho đến khi thấy những người Cát La Lộc đã chạy trốn xa thì mới thúc ngựa quay trở lại đội ngũ. Đại quân tăng tốc, tiếp tục hướng về phía Toái Diệp mà chạy nhanh đi.
Nhóm người Quách Mục vừa đi vừa phi ngựa đã hai ngày trời. Đến buổi sáng ngày hôm nay thì rốt cuộc Toái Diệp thành cũng đã hiện ra ở phía xa xa đường chân trời. Hiện tại Toái Diệp thành không còn là của người Hồ như trước đây khi mà bọn họ còn làm chủ ở khu vực biên thùy Tây Vực. Trải qua ba năm phát triển không ngừng với việc đưa hai vạn hộ dân từ Trung Nguyên được di dân tới Toái Diệp thành đã đưa tổng số nhân khẩu ở đây lên tới hai mươi vạn người và đương nhiên Toái Diệp thành được coi là thành trì lớn thứ ba ở khu vực này. Gần đó là Khang quốc đô thành Tát Mạt Kiện Thành ( Tát Mã Nhĩ Hãn) cùng với Thạch quốc đô thành Thác Chiết thành. Và nhất là từ khi Kim Long đại đạo được tu sửa và hoàn thành đã rút ngắn được lộ trình Đại Đường –An Tây, hơn nữa trên kim Long địa đạo thỉnh thoảng lại có các toán Đường quân đi tuần tra tới lui, nên cũng hết sức an toàn. Và cũng chính Kim Long đại đaọ này đã giúp cho tơ lụa vận chuyển thuận lợi lên phía bắc. Toái Diệp thành cũng nhờ đó mà trở thành một nơi thương nhân tập trung, một thành trì lớn với các hoạt động buôn bán sôi nổi.
Trước mắt thì Toái Diệp thành có khoảng một vạn quân làm nhiệm vụ đồn trú tại An Tây ngũ đại Đô Đốc phủ, gần với Sơ Lặc. Đô Đốc của Toái Diệp vẫn là Tào Hán Thần, ông ta đã nhận được tin báo về đội quân áp tải bạc đã trở về, nên ông ta thân chinh đến cửa thành để chào đón nhóm áp tải bạc của Quách Mục. Kể từ ba năm trước đây, khi nhóm đầu tiên mang bạc từ Toái Diệp đến Trường An thì Toái Diệp đã có cả thảy mười lần chuyển bạc thô. Số bạc thô vận chuyển ước tính đạt khoảng tám trăm vạn cân. Ban đầu bạc sẽ được chuyển từ Toái Diệp đến Sơ Lặc, sau đó sẽ chuyển từ Sơ Lặc đến Đôn Hoàng thành, và chanựg cuối cùng là từ Đôn Hoàng đến Trường An. Tổng cộng là ba chặng đường. Nhưng mỗi năm sẽ có một Hộ ngân sứ phải trực tiếp từ Toái Diệp tới Trường An, người này phải báo cáo được tình hình phát triển của Toái Diệp trong năm đó với triều đình. Năm nay Quách Mục chính là Hộ ngân sứ đi Trường An để báo cáo tình hình.
Tào Hán Thần đứng ở trên đầu tường thành hướng mắt nhìn về bên dưới ở phía xa xa. Một đội vận chuyển với năm trăm thớt lạc đà hợp thành đội thương nhân Ba Tư đang từ từ, chậm rãi tiến vào thành. Hai bên con đường ở ngoài thành là những quán trà do mười mấy người Hán mở ra, người chưởng quầy đnag cười híp mí, dùng những câu giao tiếp tiếng Ba Tư mà bản thân ông ta còn chưa thành thạo để chào hỏi khách khứa. Mặc dù ngôn ngữ và sự giao tiếp còn chưa thông thạo lắm, nhưng trong tay bọn họ đã cầm ra thứ rượu bồ đào đỏ hồng, đây chính là một cách buôn bán rất hiệu quả ở đây bởi vì thỉnh thoảng cũng có nhiều thương nhân Ba Tư vào trong các quán trà để mua rượu. Cách đó không xa là mấy trăm mái lều của những người Đột Quyết trải dọc khắp hai bên bờ sông Toái Diệp. Bên bờ sông còn chật ních những người phụ nữ đnag giặt quần áo. Rồi bỗng nhiên những người đàn bà con gái ấy bỏ lại hết quần áo đang giặt mà hướng phương xa chạỵ đi.Thì ra ở nơi phương xa ấy có mấy trăm cỗ xe đi cắt cỏ trở về, trên mỗi xe chất đầy cả một núi cỏ khô, đang chậm rãi đi tới.
Tiếng Hán, tiếng Ba Tư, rồi cả Đột Quyết, tất cả đều đan xen trong tai của Tào Hán Thần. Ông ta nhìn cái cảnh tượng tập nập, tíu tít ấy trong lòng không khỏi có sự cảm khái. Chỉ qua mấy tháng nữa thôi ông ta sẽ đủ bốn năm của một nhiệm kỳ công tác ở đây. Có tin tức nói rằng ông ta sẽ được điều đi Sơ lặc để làm An Tây Tiết độ Phó sứ. Phải rời khỏi nơi mà mình đã gắn bó và dành nhiều tình cảm khiến cho Tào Hán Thần trong lòng có nhiều lưu luyến.
“ Đại tướng quân tới…!” Một tên binh lính đưa ngón tay chỉ về phương xa hô to. Mặc dù Tào Hán Thần thân là Đô Đốc của Toái Diệp thành, nhưng trong Đường quân có một quy củ bất thành văn đó là tất cả các Đô Đốc đều không cần xưng là Đô Đốc mà chỉ xưng là tướng quân hay Binh mã sứ mà thôi. Còn nguyên quy củ bất thành văn đó thì có lẽ không cần phải giải thích nhiều lời rồi.
Tào Hán Thần đưa tay che ngang lông mày tránh cái ánh nắng chói chang của mặt trời. Chỉ nhìn thấy phía xa xa một đội Đường quân đang nhanh chóng chạy tới. “ Đúng là bọn họ rồi” Tào Hán Thần vội vàng sai người chạy xuống tường thành để ngăn đón Quách Mục vừa từ Trường An trở về. Cũng không nên trách ông ta nóng vội làm gì bởi vì chắc chắn trong tay của Quách Mục sẽ có quyết định điều động chính thức đối với ông ta. Cũng chỉ biết tùy hoàng đế bệ hạ ban phát điều động thôi. Thật ra lúc trước cũng xuất hiện tin đồn rằng sẽ điều động ông ta làm An Tây Tiết độ Phó sứ, nhưng đó cũng chỉ là lời đồn đại.
Trải qua suốt bốn tháng lặn lội đường xa, Quách Mục ngày nhớ đêm mong Toái Diệp thành thì nay rốt cuộc đã trở về. Hắn chỉ hận là không thể chắp được thêm cánh để bay tới nhà của vị nhạc phụ tương lai. Nhưng cũng chỉ còn phải chờ đợi trong một thời gian ngắn nữa thôi. Quách Mục ngẩng đầu nhìn lên tường thành phía xa xa, thấy Tào Hán Thần đang đứng ngóng chờ bọn họ.
“ Xuống ngựa” Viên Đô Úy Hàn Việt quát lên một tiếng chói tai. Tất cả một ngàn tên kỵ binh rối rít xuốn ngựa, xếp thành hàng ngũ chỉnh tề hướng về phía đông của thành, đi tới trước một tấm bia kỉ niệm bằng đá cẩm thạch. Kỉ niệm bia này cao ba trượng. Hình dáng của nó thẳng tắp hướng thẳng lên trời xanh như tư thế hoành đao của Đại Đường. Phía trước tấm bia có khắc chữ “ Đại Đường anh hùng” do chính hoàng đế Lý Hoán ngự ban.
Ở phía sau của kỉ niệm bia là hơn một ngàn những bia mộ nhỏ khác. Tổng diện tích của khu vực bia mộ này lên tới mấy chục mẫu đất, có hàng rào gỗ bao quanh bảo vệ, và đặc biệt là có cả những binh lính làm nhiệm vụ trông coi nơi này bởi vì đây là nơi yên nghĩ của các binh sĩ tử trận trong khi tham gia thu phục Toái Diệp. Trong đó có một cái bia mộ nho nhỏ ghi dòng chữ “ Đại Đường Trung Liệt tướng quân Quan Anh chi mộ”
Một ngàn tên kỵ binh xếp thành hàng, trước ngực bọn họ ôm trọn mũ giáp, đứng trước kỉ niệm bia, cúi đầu yên lặng để tưởng nhớ những binh sĩ đã ngã xuống. Đây là quy định được hoàng đế bệ hạ ban hành vào năm Đại Trị đầu tiên, đó là bất kỳ quân nhân nào của Đại Đường khi tới Toái Diệp đều phải mặc niệm trước kỉ niệm bia này. Tương tự như vậy cũng còn có những mộ bia ở An Tây do Trương Tam thành trông nom vẫn còn đó. Hành động này là để tưởng niệm và tôn vinh những binh sĩ đã vì tôn nghiêm của Đại Đường mà hy sinh oanh liệt. Và ở bên hồ Khúc Giang ở thành Trường An cũng có một tòa “ Đại Đường Trung liệt từ” cùng với Tây Vực kỉ niệm bia tạo thành thế hô ứng lẫn nhau.
Sau một nén nhang bọn họ rối rít đội lại mũ giáp chỉnh tề, cùng nhau phiên thân lên ngựa, hướng về phía cổng thành Toái Diệp mà giục ngựa chạy tới. hàn Việt lên thành, đi tới chỗ Tào Hán Thần giao lệnh, còn Quách Mục thì bị một tên thủ hạ của Tào Hán Thần lưu lại
Chốc lát hàn Việt đã làm xong thủ tục giao lệnh xong, hắn liền dẫn quân trở về quân doanh. Tào Hán Thần bước thật nhanh để xuống thành lầu, ngay từ ở xa ông ta đã ha hả cười to “ Quách Tham quân, đường xa cực khổ rồi”
Quách Mục vội vàng tiến đến thi lễ “ Đại tướng quân tự mình đến nghênh đón, thuộc hạ thật sự không dám nhận” ;
Thượng cấp của mình vì sao lại gấp gáp chạy tới nghênh tiếp, trong lòng Quách Mục dĩ nhiên trong lồng biết rất rõ. Hắn vội vàng lấy ra một phong công văn đưa cho Tào Hán Thần “ Đại tướng quân, đây chính là sắc lệnh mà bệ hạ ban cho ngài”
Tào Hán Thần giống như trong người nóng ran, ông ta cuống quýt sửa sang lại quan phục một chút, rồi cung kính nhận lấy công văn, xem qua thì chỉ thấy trên đó viết tên quan hiệu sắc phong chính thức của ông ta “ Vân Huy tướng quân, Toái Diệp châu thứ sử, Đô Đốc Toái Diệp binh mã Tào Hán Thần”
Ở phía dưới của tín thư có đóng dấu ngọc tỷ của hoàng thượng, còn có dấu của Trung thư môn hạ cùng với Binh bộ. Bức tín thư được niêm phong hết sức nghiêm mật. Tào Hán Thần thở phào đẩy cái sự khẩn trương, lo lắng ra khỏi cơ thể. Từ bên trong ông ta rút ra một tờ công văn, chỉ thấy phía trên có một hàng chữ: Tiếp tục nhậm chức Toái Diệp Đô Đốc hai năm nữa , gia phong tước Cao Phong hầu. Và ở phía dưới vẫn là ba đại ấn.
Tào Hán Thần vui mừng đến phát điên lên được, như vậy là ông ta có thể ở lại Toái Diệp thêm hai năm nữa rồi. Hơn nữa lại còn được gia phong tước Hầu. Nhưng sau đó trong lòng ông ta lại tự đặt ra một câu hỏi lớn, là tại sao hoàng thượng lại muốn cho ông ta tiếp tục làm nhiệm vụ ở đây trong hai năm nữa. Ông ta không khỏi thắc mắc, nghi ngờ, hướng ánh mắt về phía Quách Mục.