Trong khi Phỉ Tiềm tâm sự tình cảm với Thôi Hậu, Lý Nho nhìn tờ báo cáo chép về bài ca dao đang thịnh hành trên bàn, ánh mắt lộ rõ vẻ khinh miệt. Gần đây kinh thành đột nhiên có rất nhiều người cùng nhau hát một bài ca dao:
Đón nhận thịnh thế, họ Đổng bỏ chạy;
Lang thang bốn quận, họ Đổng bỏ chạy;
Được trời ban phúc, họ Đổng bỏ chạy;
Đeo trang sức tím, họ Đổng bỏ chạy;
Phải đi tạ ơn, họ Đổng bỏ chạy;
Điều khiển xe ngựa, họ Đổng bỏ chạy;
Sắp sửa rời đi, họ Đổng bỏ chạy;
Nói lời từ biệt, họ Đổng bỏ chạy;
Ra tới cổng tây, họ Đổng bỏ chạy;
Loading...
Nhìn thấy cung điện, họ Đổng bỏ chạy;
Nhìn về kinh thành, họ Đổng bỏ chạy;
Ngày đêm đau khổ, họ Đổng bỏ chạy;
Tan nát cõi lòng, họ Đổng bỏ chạy
(Dịch giả: đây là bài Đổng đào ca, ám chỉ Đổng Trác mang Hán Hiến Đế bỏ chạy khỏi Lạc Dương sau khi thua liên minh Quan Đông)
Nhiều lúc Lý Nho thật sự không hiểu nổi, những thế gia sĩ tộc cả ngày chị biết chơi trò đâm sau lưng thôi sao? Chẳng lẽ những cái đầu cao quý không nghĩ ra nổi một cách nào có ích? Kiểu tin đồn này không khác gì mấy con ruồi, bay vo ve xung quanh khá phiền, nhưng gióng trống khuya chiên đập chết lại cảm thấy chuyện bé xé ra to. Lý Nho lắc đầu nhìn đống tấu chương chất cao trên bàn mình, ông già vợ Đổng Trác đang bận chơi gái nên không thèm quan tâm triều chính, nhưng hắn thì lại không được. Đám tam công suốt ngày giả vờ cáo bệnh chui rúc trong nhà, bỏ mặc toàn bộ chuyện thiên hạ. Nếu như hắn cũng vứt xó rồi đi chơi, triều đình Đại Hán sẽ rơi vào trạng thái tê liệt.
Cũng may nhà Hán chưa cải cách theo kiểu phong kiến tập quyền, toàn bộ quyền lực rơi hết vào tay vua, cho nên một số địa phương cũng có khả năng tự quyết, nhờ đó vô tình giảm bớt áp lực cho Lý Nho, bằng không đợi đến khi hắn nhận được tấu chương, mọi chuyện ở nơi đó đã bung bét hết.
Trước mắt nhà Đông Hán ngoài việc gặp phải loạn khăn vàng ra, thiên tai xuất hiện liên miên, tựa như muốn nuốt chửng đế quốc rực rỡ của Trung Hoa. Tháng sáu có sâu bọ phá hoại mùa màng ở Tam Phụ, Hoằng Nông; tháng tám có động đất ở kinh thành; mùa thu rồi khu vực Tửu Tuyền cũng gặp động dất, nước sông Kim Thành dâng ngập hơn 10km. Khi nhận được tấu chương, Lý Nho phất hiện ngay từ tháng sáu triều đình đã không còn phản hồi địa phương nữa. Không chỉ có như thế, đám Thanh Lưu cũng chẳng thèm quan tâm dân chúng, mà còn dành thời gian đi soạn ca dao.
Có đôi khi Lý Nho có cảm giác rằng may mà hắn lựa chọn đi còn đường bá quyền, chứ nếu vẫn cố chấp đi theo vương đạo, thời gian càng dài thiên tai sẽ càng nặng nề, áp lực lên vương triều mới chẳng khác nào một ngọn núi.
Nhưng kể cả như vậy, con đường bá quyền vừa đi đã vấp phải khó khăn. Nhà họ Vương cùng nhà họ Viên làm đại biểu cho phái Thanh Lưu tỏ vẻ hợp tác với Đổng Trác để đưa Hán Hiến Đế Lưu Hiệp lên ngôi. Dù bọn họ nhận được phong thưởng và quay về hang ổ ẩn nấp, nhưng trong lòng Lý Nho hiểu rõ, càng về sau phái Thanh Lưu sẽ càng phản kích mạnh mẽ.
Việc những tên tôm tép trong phái Thanh Lưu đột nhiên can đảm đi rêu rao bài ca dao khắp nơi, nếu bảo phía sau không ai xúi giục, có đánh chết Lý Nho cũng không tin. Tóm lại lời đồn lần này chắc chắn có dính líu đến nhà họ Vương và nhà họ Viên. Thượng Thư Lô Thực từ quan, trung quân Hiệu Úy Viên Thiệu bỏ trốn, điển quân Hiệu Úy Tào Tháo xông vào cung cướp phế đế, hậu quân Hiệu Úy Bảo Tín cũng biến mất…. Ngoài ra còn có Viên Thuật, ban đầu họ định phong cho Viên Thuật làm hậu tướng quân để lôi kéo nhà họ Viên đồng thời chèn ép nhà họ Vương, vậy mà hắn cũng bỏ chạy nốt.
Viên Ngỗi hôm ấy khóc lóc bảo Viên Thuật bị người ta hãm hại, sợ quá nên phải bỏ chạy, thật ra ai cũng biết sự kiện cướp phế đế lần trước có liên quan đến Viên Thuật, chỉ có điều Lý Nho không có chứng cứ mà thôi. Vả lại Viên Ngỗi vẫn còn tác dụng, nên hắn tạm thời ghi nhớ việc này, về sau có cơ hội sẽ tính toán với lão.
Lý Nho cân nhắc thật lâu, vẫn cảm thấy phải nhanh chóng đem những vấn đề này giải quyết hết. Như một mụn mủ trên người, nếu cứ mặc kệ một thời gian dài sẽ làm cơ thể thối rữa, chẳng thà chọc thủng ngay từ đầu, chỉ cần chịu đựng chút đau đớn là xong. Đám Viên Thiệu y hệt như mụn mủ vậy, bây giờ nên nhân dịp cánh chúng chưa cứng cáp, dùng thủ đoạn hốt gọn là cách tốt nhất. Hắn sẽ làm tất cả để dụ toàn bộ kẻ địch đang ẩn nấp ra ngoài, sau đó tập trung lại tiêu diệt một lần, như vậy con đường bá quyền sẽ chính thức hình thành.
Nếu tất cả đều thuận lợi, Nho còn rất nhiều điều chuẩn bị áp dụng. Năm đó Đại Hán đã phụ bạc hắn, nên hắn muốn cho tất cả mọi người biết, thời gian có thể xóa nhòa ký ức thế gian, nhưng hắn vĩnh viễn không quên được tổ tiên mình bị đày đọa ở biên cương. Lý Nho mỉm cười, khởi đầu sự suy vong nhà Hán là một người họ Đổng, bây giờ kết thúc nhà Hán cũng là một người họ Đổng, đây sẽ là món quà mang tên sỉ nhục mà hắn dành tặng cho đám quý tộc kia…
À quên mất, phải đi thăm Đổng Trác xem tình hình thế nào, có vẻ bố vợ mình bị đám đàn bà câu mất hồn rồi. Chậc, Đổng Trác chưa từng trải đời nhiều, quá dễ sa ngã, hùng tâm tráng chí lúc ở Tây Lương chắc cũng quên mất rồi.
Phỉ Tiềm vừa về nhà, trùng hợp thay có người báo Trương Liêu tới chơi làm hắn bất ngờ. Không chỉ có như thế, Trương Liêu còn mang đến cây thương dài hắn đã từng dùng để tặng Phỉ Tiềm, làm cho Phỉ Tiềm hớn hở không thôi, vội sai Phúc thúc chuẩn bị chút rượu thịt mời Trương Liêu ăn cơm. Trương Liêu cũng không khách khí, vừa chắp tay đã nhảy thẳng vào bàn.
Trương Liêu Trương Văn Viễn vào lúc này chỉ là một anh thanh niên trạc tuổi Phỉ Tiềm, chỉ vì sống đời quân nhân, trải qua nhiều khói lửa chiến tranh nên trông có vẻ già đời hơn hẳn. Nói một chút về Trương Liêu, hắn xuất thân từ Mã Ấp ở Nhạn Môn, thuở nhỏ yêu thích tập võ, nhưng trước kia cũng coi như con cháu gia đình hiếu học, về sau bị đám người Tiên Ti tấn công tan nhà nát cửa nên quyết định bỏ áo lụa mặc áo giáp rời bỏ nhà cao cửa rộng, mang theo hận thù bước lên con đường quân đội. Hồi ở Tịnh Châu hắn giết người Hồ vô số kể, cho đến khi Đinh Nguyên triệu tập mọi người đi tới Lạc Dương. Hiện tại Trương Liêu đã thăng chức hộ quân hiệu úy, từ một trưởng đội biến thành người quản lý hai cánh quân. Thói đời thất thường làm hắn vẫn chưa thích ứng được, nên Trương Liêu cảm thấy lòng phiền muộn.
Chiến tranh ấy mà, người ta thường nhắc về dũng sĩ và những đội quân khét tiếng, thực chất chiến tranh chính là tấn công vào hậu cần đối thủ, giống Tư Mã Ý làm với Gia Cát Lượng. Trước kia Trương Liêu chỉ cần quản lý khoảng hai trăm người, hiện nay một mình hắn phải trông coi cho một ngàn người! Tất cả mọi kiến thức của mình đều bị thiếu sót, kinh nghiệm trước đó cũng không đủ dùng, mặc dù có quan văn theo hỗ trợ tính toán, nhưng Trương Liêu vẫn cảm thấy nếu như mình có thể tự tính toán thì tốt hơn nhiều. Người bạn Phỉ Tiềm mới quen của hắn là đệ tử của nhà toán học nổi tiếng đương đại, nên hắn quyết định dùng lý do tặng thương để học một vài phương pháp tính toán từ cao thủ.
Cơ chế quân đội nhà Hán tương đối phức tạp, nhưng nói chung lương thảo đều xuất phát từ hai chỗ, một là do thuế từ triều đình ban cho, chỗ còn lại là do dân địa phương quyên góp. Những loại thuế được sử dụng gồm có tiền trợ cấp ăn uống, lương tháng, thuê đất và các chi phí nhỏ lẻ khác. Ngoài ra tướng quân còn phải lập danh sách sử dụng và ghi nhận hư hỏng các loại trang bị quân sự như đao, kiếm, giáo, cung.
Viết xong văn thư, thuế ruộng được cấp phải đến thiếu phủ lãnh, binh khí thì phải tới kho vũ khí lãnh, nhiều khi quan thiếu phủ và kho vũ khí còn viết vài tờ giấy để ngươi tự mình đi tới xưởng nhận hàng. Đại Hán có các xưởng như Nhược Lư (nghĩa là khu vực sản xuất vũ khí chất lượng thấp), Khảo Công (Nơi đánh giá, kiểm tra chất lượng vũ khí), Thượng Phương (Nghĩa là phía trên cao, đây là xưởng sản xuất cho hoàng cung), Nội Quan, Tả Dực (Cánh trái, ám chỉ thành công và may mắn), Tự Công (ý chỉ tự cung tự cấp) và nhiều xưởng khác nữa.
Mỗi một địa phương sẽ nhận được số lượng vật tư khác nhau, ví dụ mũi tên, áo giáp…. Bởi vậy những con số nhiều đến mức làm Trương Liêu choáng váng mặt mày, có đôi khi hắn biết rõ tên thư ký quân đội của mình có khả năng giở trò kiếm chác, nhưng hắn chẳng có cách nào điều tra được cả. Cho nên lần này Trương Liêu tới đây, mục đích là để thỉnh giáo Phỉ Tiềm chút toán học.