Chương 2: Đình Cửu Lý
Các đời Bàn Thạch Lĩnh có bài ca dao hát thế này:
Đầu Thanh minh, tảo mộ tế bái không phát sầu,
Giữa Thanh minh, tử tôn lớn nhỏ bái Sơn công,
Cuối Thanh minh, cô hồn dã quỷ không nhà về.
Cái gọi là đầu Thanh minh, giữa Thanh minh, cuối Thanh minh, là tính toán theo âm lịch.
Tiết Thanh minh dương lịch, cố định vào hai ngày bốn tháng tư hoặc năm tháng tư, nhưng âm lịch lại mỗi năm mỗi khác.
Trong khi đó, theo âm lịch, nếu rơi vào mùng một mùng hai của tháng, chính là tiêu chuẩn đầu Thanh minh; còn mùng 28, 29, 30 âm lịch, dĩ nhiên chính là cuối Thanh minh.
Về phần giữa Thanh minh, những ngày còn lại đều có thể xem như giữa Thanh minh.
Thông thường thì đầu Thanh minh, tế bái tảo mộ bình thường, không có gì phải quá chú trọng; đến giữa Thanh minh, tảo mộ yêu cầu càng có mặt nhiều đàn ông con trai càng tốt. Cái gọi là Sơn công kỳ thật chính là tổ tiên được mai táng ở trên núi. Gia tộc nhiều trai tráng, gia tộc thịnh vượng, rộn ràng đi tảo mộ, cũng không có vấn đề gì cho lắm.
Loading...
Về phần cuối Thanh minh, lại có chút tà dị. Theo lời bài ca dao lưu truyền ở Bàn Thạch Lĩnh, mỗi khi cuối Thanh minh, các loại cô hồn dã quỷ không người tảo mộ sẽ du đãng khắp nơi.
Tảo mộ những ngày này, trên cả đoạn đường từ trong nhà đi ra ngoài, mãi cho đến chỗ tế bái trên núi, mỗi khi qua một giao lộ cần phải đốt một xấp giấy vàng.
Ý tứ chính là phí mua bình an, phòng ngừa bị những thứ dơ bẩn dây dưa.
Tổ tiên Bàn Thạch Lĩnh một mực truyền miệng bài ca dao này, cho đến tận đời cha ông của Giang Dược đều tuân thủ nghiêm ngặt quy củ đấy. Mỗi lần về nhà tảo mộ, luôn chú trọng nghi thức. Nhất là khi rơi vào thời điểm cuối Thanh minh thì càng chú trọng nhiều hơn, cực kỳ nghiêm túc.
Đừng nhìn Tam Cẩu tuổi không lớn lắm, nhưng cũng rất để bụng truyền thống của cha ông để lại.
Thấy Giang Dược ngơ ngác xuất thần, Tam Cẩu không nhịn được nhắc: “Anh hai, hôm nay là mùng 29 tháng 2 âm lịch, cuối Thanh minh, liệu có phải là mấy thứ dơ bẩn mò vào nhà rồi hay không?”
Dứt lời phải hai anh em đứng ở ngoài sân bỗng nhiên cảm giác có chút lạnh lẽo.
Cũng may mà lúc này có tiếng điện thoại kéo bọn họ trở về thế giới bình thường.
Vừa bắt điện thoại cả hai liền nghe thấy thanh âm lo lắng của cô út.
Hiển nhiên là cô út mới phát hiện Tam Cẩu mất tích, biết được thằng oắt con Tam Cẩu này đã bình an trở lại Bàn Thạch Lĩnh, lập tức thở phào một hơi, sau đó cô còn cố ý dặn dò các loại tổ huấn trong giai đoạn cuối Thanh minh, thậm chí còn lập đi lập lại vài lần, cuối cùng còn hùng hổ mắng Tam Cẩu một trận, rồi mới chịu tắt điện thoại.
“Được lắm Tam Cẩu! Em rốt cuộc là thức dậy lúc mấy giờ? Đi về nhà cả mấy chục dặm đường núi luôn? Em tính làm Thổ Hành Tôn hay là Lôi Chấn Tử vậy?"
"Khà khà, tối hôm qua em chả ngủ được mấy. Anh hai, chi bằng tụi mình đốt chút giấy vàng mã đi." Tam Cẩu người cũng như tên, một đêm không ngủ được mấy mà đầu óc tinh thần vẫn là tỉnh như chó.
Chính Giang Dược cũng không muốn làm trái tổ huấn, vốn dĩ là hắn đang ở tuổi rêu rao phản nghịch, thích làm theo ý mình, thế nhưng qua việc hắn có thể từ thành phố trở về Bàn Thạch Lĩnh cúng mộ đã nói lên rằng hắn rất coi trọng những truyền thống này.
Đứng nhìn từng xấp giấy vàng đốt thành tro bụi, nghi vấn trong lòng Giang Dược không hề giảm bớt.
Mặc dù mưa phùn không ngớt, nhưng việc lên núi cúng mộ tổ cũng không thể trì hoãn được.
Giang Dược khiêng một cây cuốc trên vai, tế phẩm được đựng trong một cái giỏ trúc hiếm gặp mua từ thành phố, đeo ở sau lưng. Còn Tam Cẩu thì treo một thanh đao bổ củi ở bên eo, trên tay xách một túi da rắn đựng các loại giấy như giấy vàng mã, giấy nguyên bảo…
Hai anh em cứ mỗi khi qua một cái giao lộ thì sẽ đốt một xấp giấy vàng mã, đi khoảng chừng hơn một tiếng đồng hồ, đến một khe núi, nhìn xa xa ở cuối đường, có một ngôi đình nằm dưới chân núi, nếu đứng xa nhìn về phía ngôi đình sẽ thấy giống như Chu tước giương cánh, tạo hình rất đặc biệt.
“Anh hai ơi, đến đình Cửu Lý có nghỉ một lát hay không?”
“Chỉ có người chết mới nghỉ lại đình Cửu Lý, em muốn nghỉ hả?”
“Dạ thôi.”
Ở Bàn Thạch Lĩnh, phàm là có người già qua đời người ta đều sẽ đem chôn ở vùng núi Đại Kim này.
Đình Cửu Lý nằm ngay dưới chân núi Đại Kim.
Thông thường đưa tang đều có cấm kỵ, dọc đường quan tài không thể chạm đất.
Nhưng phong tục ở Bàn Thạch Lĩnh lại chú trọng chuyện khác, người nhấc quan tài ra Bàn Thạch Lĩnh, dù cho người đó có cường tráng như trâu, nhưng khi đến đình Cửu Lý, nhất định phải nghỉ một chút.
Nếu như muốn cậy mạnh trực tiếp lên núi, khả năng cao là nửa đường sẽ gặp chuyện không may. Hoặc là người nhấc quan tài bị ngã xóc hông, hoặc là nắp quan tài bị lật mở.
Nói theo lẽ thường thì, từ Bàn Thạch Lĩnh đến đình Cửu Lý, khoảng chừng hơn 10 dặm đường, đa số đều là đường núi khúc khuỷu, không hề dễ đi chút nào. Người nhấc quan tài đi đến đây, thể năng đã đến cực hạn, nếu không ngừng lại nghỉ một hơi, chắc chắn sẽ không đủ sức để duy trì việc lên núi.
Còn nói theo thần bí học thì đình Cửu Lý là nơi giao tiếp âm dương. Lên núi Đại Kim, âm khí quá nặng, nếu như không hít đủ dương khí tại đình Cửu Lý, tùy tiện lên núi sẽ dễ dàng xảy ra chuyện.
Có cách nói càng kỳ lạ hơn rằng người sau khi chết, hồn phách nhất thời chưa tan. Nếu không chờ tại đình Cửu Lý một chút, khi chôn thi thể, hồn phách không có nơi về, dễ dàng thành yêu ma quỷ quái. Chỉ cần chờ cả hồn lẫn xác đều xuống đất nhập mộ, không còn vương vấn dương gian, thì lúc này mới chân chính bình an.
Nơi đây có rất nhiều tin đồn liên quan đến đình Cửu Lý.
Tương truyền, mấy trăm năm về trước, có thuật sĩ Âm Dương tầm long điểm huyệt, chọn trúng phong thủy bảo địa ngay tại núi Đại Kim, còn nói nơi đây có địa thế ngọa long, nếu luận theo thuyết tầm long, quả thật là một con rồng còn sống.
Địa thế chung quanh đều rất tốt, long, huyệt, cát, nước, phương hướng, tất cả đều chu toàn.
Chỉ duy nhất một điểm không được hoàn mĩ chính là thiếu một ngọn núi bảo vệ ở mặt phía nam, không thể hình thành thế ngũ tinh tụ giảng.
Về sau, trải qua đại sư Âm Dương suy tính đã tìm được biện pháp bù đắp, đó chính là mô phỏng theo hình dạng Chu tước, xây dựng một ngôi đình ở mặt phía nam núi Đại Kim.
Bởi vì người xưa có câu thế cao ngàn thước, hình cao trăm thước.
Lấy đình thay mặt núi, lại lấy hình nhỏ bổ thế lớn, tuy có đôi chút không được hoàn mĩ, nhưng cuối cùng cũng tạo thành khí tượng Ngũ tinh tụ giảng, ứng với điềm lành thiên hạ thái bình.
Hiển nhiên là Giang Dược và Tam Cẩu cũng có nghe đồn không ít.
Hai anh em lại đốt một sấp giấy vàng mã trong đình Cửu Lý, rồi tiếp tục tìm đường lên núi.
Đường lên núi, một năm chẳng đi được mấy lần, ít khi có người đến, cho nên cỏ cây rất dễ dàng sinh sôi. Không có đao bổ củi mở đường, muốn lên núi thật không dễ.
Chưa kể mấy ngày nay mưa rả rích, đất đá trơn trượt, càng không dễ đi.
Hao tốn hết 40 phút, hai anh em mới đến được mộ tổ của nhà họ Giang, mấy đời tổ tiên bao gồm ông nội đều được an nghỉ tại khu vực này.
Giang Dược khỏe mạnh cường tráng cho nên phụ trách nhổ cỏ quét dọn, sửa sang mộ phần, cuối cùng đắp lên đất mới.
Còn Tam Cẩu thì bày ra tế phẩm, thắp nhang hóa vàng mã.
Cứ thế làm theo trình tự hết bảy tám cái mộ tổ, tuy hai anh em cũng thấm mệt nhưng mọi thứ coi như thuận lợi.
“Anh, anh nói xem có lạ không? Những năm qua mỗi lần trời mưa, mấy loại giấy này cũng không dễ cháy chút nào, không hiểu sao hôm nay cũng mưa vậy mà giấy vàng bốc cháy tuyệt nhiên không hề khó khăn.”
Đứa nhỏ Tam Cẩu này đúng là không thể nhàn rỗi, hễ nhàn rỗi được chút là lại bắt đầu lải nhải chuyện không đâu.
Có điều sau khi nghe Tam Cẩu nhắc nhở, Giang Dược giật mình phát hiện đúng là hôm nay đốt giấy có chút thuận lợi thật.
Có lẽ là chất liệu giấy năm nay khác với mọi khi, bổ sung thêm thành phần dễ cháy gì chăng?
Chuyện ly kỳ cổ quái có nhiều lắm, cũng không thiếu chuyện này.
Mãi đến khi tiền giấy đều hóa thành tro tàn, đã không còn bất kỳ nguy cơ cháy trở lại nào nữa, hai anh em mới thu thập đồ đạc chuẩn bị xuống núi.
Tất cả những ai đi quen đường núi đều biết đường xuống núi bao giờ cũng khó hơn là lên núi.
Nếu nói theo huyền học, thế lên núi là xông lên phía trên, tinh thần khỏe khoắn, tà ma khó nhập, ngược lại lúc xuống núi, thân thể mệt mỏi, lại còn hướng xuống, thì càng dễ bị nhập tà.
Đang đi giữa đường, bất thình lình Tam Cẩu sau lưng đột nhiên nói một câu.
“Anh hai, anh có nghe tiếng gì không?”
Giang Dược dừng lại nghe ngóng, ngoại trừ tiếng mưa rơi lộp bộp, không còn gì khác, thế là hắn lắc đầu.
“Không đúng! Anh hai, anh nghe kỹ một chút. Có tiếng khóc của em bé.”
Rừng sâu núi thẳm, nghĩa địa âm trầm, thời tiết Thanh minh, Tam Cẩu lại nói nghe được tiếng em bé khóc!
Dù cho tính cách Giang Dược có to gan đến mấy, vừa nghe xong lập tức run lên, mồ hôi lạnh chảy ướt cả người.