Cái gọi là ‘trên không nghiêm, dưới tất loạn', Thái tổ Đại Tống Triệu Khuông Dận là một con bạc khét tiếng. Con cháu của ông cũng nói, mặc dù quản gia ngày nay nổi tiếng là thật thà nhân hậu cũng khó mà cưỡng lại sự cám dỗ của nó, thường xuyên đánh bạc với cung nhân. Nhưng trình độ của Triệu Trinh không giỏi lắm, dường như mười lần đánh bạc thì chín lần thua, thua sạch sành sanh.
Quản gia muốn ngừng mà không được, bèn hỏi vay cung nhân một nửa số tiền mà ông đã thua bạc, nhưng dưới triều Tống, đánh bạc thua thì phải chịu là điều khoản đầu tiên, cung nhân không bao giờ đồng ý đem số tiền mình đã thắng trả cho quản gia, khiến ông thường xuyên buồn bực.
Hoàng đế coi trò đánh bạc làm niềm vui là chính, thắng thua không quan trọng. Nhưng đối với dân thường thì thắng tiền lại là điều rất quan trọng. Ít nhất thì hai người cùng coi trọng.
Trần Khác đứng trên con phố của một nghìn năm về trước, nhìn dưới bóng cây, trước cửa hàng, trong cửa hàng, một đám bổ nhào vào người bán, một đám bổ nhào vào người mua, trợn hai mắt, hô năm quát sáu, cắn môi, bấm móng tay, làm ra vẻ vô cùng căng thẳng, máu cờ bạc trong người hắn lại trỗi dậy.
Đàn ông ai mà không thích đánh bạc? Nhưng do quy định của pháp luật và đạo đức, có nhiều lúc đành phải kìm nén ham muốn đánh bạc của bản thân. Nhưng dưới triều Tống, trong bối cảnh toàn dân đánh bạc, hơn nữa quan sai cũng như vậy, ngang nhiên tham gia, họ không kìm nén nổi nhiệt huyết sôi sùng sục trong người nóng lòng muốn thử.
Nhưng làm gì có chuyện người lớn đánh bạc cùng đứa bé mười tuổi chứ? Cho dù thắng cũng không vinh quang, hơn nữa khi đánh bạc hai bên đều phải cá cược món tiền tương đương, ít nhất cũng không khiến đối phương cảm thấy bị thiệt, mới có thể đánh bạc được, nó lấy tiền đâu ra mà đặt cược chứ?
Điều quan trọng nhất là, dưới triều Đại Tống, lão bách tính gần như vừa mới sinh ra đã biết cá cược... còn nhỏ thì đấu cỏ, đấu ngư, tung đầu làm trò chơi, khi thanh niên thì chính thức bước vào con đường đánh bạc, có thể nói mỗi người đều là tay bạc lão luyện. Mà tiểu thương đứng cái, muốn dân trong thành phố đánh bạc với mình, mà mình không bị lỗ vốn, thì tụ mình chăm chỉ thiết kế một sòng bạc, yêu cầu đối phương phải tuân theo luật mà mình đưa ra.
Ví dụ như làm một bàn tròn với chín màu‘hồng, cam, lục, lam, chàm, tím, đen, trắng, tro có đường kính 3 thước. Người đến chơi giao một đồng tiền, thì có thể dùng phi tiêu đuôi lông vũ năm màu sắc sặc sỡ, phi một lần về phía bàn tròn đang quay tròn. Tiểu thương ở bên cạnh hô lớn bạch trúng cá, xích trúng tôm, còn lại không trúng, những lời nói trong ngành như vậy. Đợi vòng quay dừng lại, hai bên cùng xem tiêu trúng vào vị trí nào trên bàn tròn, nếu là bạch xích, đương nhiên là có thể lấy cá và tôm đi, nếu như trúng các chỗ khác, tất nhiên đành chịu thua, hoặc có thể nộp thêm một đồng nữa và thử lại.
Đánh cược như vậy, với kiểu giang hồ mà hậu thế Tam Lang nhìn thấy không khác gì trò lừa bịp, cứ cho là không bỏ ra hàng ngàn, nhưng nhà cái vẫn thắng nhiều thua ít. Muốn dựa vào đánh bạc mà có thể thoát khỏi nghèo đói để làm giàu thì quả thực là hoang tưởng.
Nhưng hắn có cách của mình. Thông qua quan sát, Trần các đã chọn xưởng mộc nhà họ Phan, ba ngày trước, hắn đường hoàng bước vào cửa tiệm, đề xuất một vụ cá cược với thợ mộc Phan đang buồn chán.
Loading...
Thợ mộc Phan thấy hắn là một thằng bé vốn không muốn đồng ý, nhưng đang lúc nhàn rỗi, bèn nói đùa:
- Nhóc con, muốn cá cược thế nào?
- Hôm qua nằm mơ, mơ thấy một chiếc ghế tốt nhất trên đời, cháu đã vẽ lại.
Trần Tam lang vẻ mặt non nớt nói:
- Cháu sẽ dùng tờ giấy này để đánh cược với thúc, trong vòng ba ngày thúc thúc sẽ có mười đơn đặt hàng trở lên.
- Khẩu khí không nhỏ.
Thợ mộc Phan cười, tuy rằng tay nghề của ông không tệ, nhưng đầu óc vẫn nhỏ, hơn nữa những vật dụng gia đình của thập niên này không phải là mẫu mã sản phẩm của đời sau, tuổi thọ còn dài hơn tuổi thọ của con người, vì thế có lúc dăm bữa nửa tháng không bán được một cái ghế.
Do tò mò, ông nói:
- Đưa ta xem đã.
- Thế không được, ngộ nhỡ thúc xem ghi nhớ trong đầu rồi lại không đánh cược với cháu nữa, hoặc cố ý ép giá.
Trần Tam Lang lắc đầu nói:
- Bắt nạt một đứa trẻ mọi người làm thế nào?
- Ha ha ha.
Thợ mộc Phan hạ giọng cười nói
- Nói gì vậy? Đánh cược chính là ‘Hứa gian hứa trá không thể tin được’ ta mà quỵt nợ thì sau này còn lăn lộn thế nào?
- Cứ tìm một người làm chứng là hơn.
Trần Tam Lang kiên quyết nói.
Người làm chứng thì không khó, trận cá cược một lớn một nhỏ, đã thu hút sự chú ý của các thương gia quanh đó, mọi người xôn xao cười nói:
- Cháu bé, cứ yên tâm mà đánh cược, nếu Phan Đại Lang mà giở trò chúng ta sẽ đập nát quán của gã.
- Vậy cháu tin ông là được.
Trần Tam Lang tiếp tục nói.
- Được rồi.
Dưới sự kích bác của mọi người thợ mộc Phan không nhịn nổi nói:
- Ta cược với ngươi một phen, nói đi ngươi muốn thứ gì?
- Năm quan.
Khẩu khí của Trần Tam Lang thật ghê gớm, vừa hé miệng đã đòi hơn nửa tháng lương của thợ mộc Phan.
- Được!
Thợ mộc Phan lại cảm thấy hắn ấu trĩ, thằng tiểu tử thối tha này làm sao mà có được ‘Cái ghế hoàn hảo nhất’ chứ?
Thế là hai bên lập ra một giao ước, lúc đó Tam Lang mới lấy ra một tờ giấy, lúc đầu thợ mộc Phan vẫn rất coi thường. Nhưng bằng trực giác của người thợ mộc khiến ông càng ngày càng nghiêm túc, về sau trực tiếp từ ghế đứng thẳng lên nói:
- Vào bên trong nói chuyện.
Bạn biết Trần Tam Lang đã vẽ cái gì không?
Kỳ thực là một chiếc ghế mũ quan.
Hắn quan sát tỉ mỉ những vật dụng gia đình mà thợ mộc Phan bày bán ở bên ngoài, phát hiện thấy những chiếc ghế của thập niên này kết cấu đã rất hoàn thiện, kiểu dáng cũng nhiều, nhưng không tìm thấy cái ghế nào thực sự yêu thích như ghế mũ quan.
Kiểu ghế này là ghế ngồi thịnh hành thời Minh Thanh, dường như Nam Tống mới là nguyên mẫu. Nhưng Trần Khác nói, không xuất hiện không phải là không được ưa chuộng, là kiểu ghế ngồi Trung Quốc tụ hội nhiều ưu điểm và thành tựu, ghế mũ quan có ưu thế mà không gì có thể sánh được.
Trước tiên người xưa rất coi trọng tư thế ngồi, ghế mũ quan có thể thông qua ngôn ngữ tạo hình của phần dựa lưng và tay vịn cong, truyền đạt sự uy nghiêm và đoan trang của người ngồi. Thứ hai là, chiếc ghế này từ trên xuống dưới không có gắn bất kỳ một vật trang sức nào, kết cấu cực kỳ đơn giản, tiết kiệm nguyên vật liệu. Hơn nữa mặt ghế đỡ phần mông và đùi, tấm dựa lưng đỡ phần eo, phần tay vịn nâng đỡ phần thân trên, hai chân gác lên tấm lót, rất phù hợp với cơ thể con người, đây là đỉnh cao mà ghế đời Tống không đạt được.
Điều đáng nói là, phần dựa đầu và phần tay vịn đều nhô đầu ra, kiểu giáng này cực kỳ giống chiếc mũ ô sa trên đầu các quan viên, bỗng chốc khiến đẳng cấp của người ngồi được tăng thêm một bậc.
Thợ mộc Phan là thợ lành nghề, sau một hồi quan sát, thấy được tiềm năng rộng mở của chiếc ghế này – đây chính là chiếc ghế cỏ khả năng thúc đẩy người dân thay ghế mới. Trong lòng luôn tự trách:
- Sao mình không nghĩ ra chếc ghế như vậy nhỉ?
Lúc đó y đã quên đi việc đánh cược, một lòng một dạ quan tâm đến bản vẽ, làm ra chiếc ghế mũ quan lộ bốn đầu.
Dưới sự chỉ đạo của Tam Lang, thợ mộc Phan đã dùng hết một ngày để làm ra sản phẩm mẫu, bày ở nơi dễ thu hút sự chú ý nhất của cửa hàng. Bởi vì trận cá cược của hai người đã được lan truyền, mọi người nô nức kéo đến xem, tranh nhau ngồi thử kiểu ghế mới, lúc đó mới biết loại gỗ cứng và lạnh như băng lại có thể khiến người ta cảm thấy toàn thân ấm áp và như được chăm sóc. Hơn nữa nó còn khiến người ta thích thú bởi kiểu dáng giống chiếc mũ ô sa, cho dù là để cầu mong điềm lành mọi người cũng muốn có một bộ.
Đơn đặt hàng dồn dập đến, thợ mộc Phan vui như hoa nở, coi Tam Lang như là thần tài. Không những thực hiện vụ cá cược một cách vui vẻ mà còn đóng cho Tam lang một cái hòm miễn phí, một lòng muốn tạo mối quan hệ tốt đẹp với hắn, để sau này còn có những chuyện tốt như vậy.
- Đại khái là như vậy.
Dưới sự truy hỏi của Nhị Lang, Trần Khác đành nói thật:
- Nhưng đây có phải là đánh bạc gì đâu? Rõ ràng là đệ bán phát minh của mình, cũng khiến ông ta được hời mà ... ôi, ai bảo chúng ta nghèo chứ.
- Đệ...
Nhị Lang không nói được gì, một hồi lâu mới nói:
- Để cha biết được chuyện này, có thể sẽ không quản chuyện này, nhưng chắc chắn sẽ đánh cho đệ một trận đấy.
Không phải ai cũng thích đánh cược, rất nhiều Đạo học gia phản đối kiểu ‘phế sự thất nghiệp’ này, đặc biệt là phản đối trẻ vị thành niên tham gia.
- Không quản được nhiều việc như vậy đâu.
Tam Lang không hề để ý vỗ vỗ vào chiếc hộp gỗ nói:
- Thứ đồ chơi này, nếu như mua thì ít nhất phải hai nghìn, chúng ta có thể mua được không?
- Cái hòm gỗ này.
Trần Thầm sớm đã cùng hội cùng thuyền với hắn vì thế chỉ là nói theo thói quen, bèn coi là chủ ý ‘chính sự’.
- Chính là phép màu của chúng ta?
- Uhm...
Tam Lang gật gật đầu, dẫn Nhị Lang đi mua đồ ăn, dừng lại ở một nhà hàng hai tầng,
- Chính là nhà này!
- Tam ca, ăn cơm hả?
Lục Lang cười rạng ngời nói.
- Uhm, ăn cơm.
Tam Lang gật gật đầu, nói với Nhị Lang:
- Chỉ còn chờ huynh thôi.
- Uhm.
Nhị Lang thở sâu một hơi, dẫn các em vào một nhà hàng quy mô không nhỏ.
Tiểu nhị đứng ở quầy bán hàng thấy có khách vào, liền đứng lên chào, nhưng nhìn kỹ là bốn đứa trẻ, đứa lớn nhất cũng chỉ khoảng mười ba mười bốn tuổi, trên lưng vẫn đeo một cái sọt đựng rau, nhất thời cả giận, y nói:
- Chúng tôi không mua nguyên liệu nấu ăn.
Đương nhiên y nghĩ mấy đứa trẻ này đến để chào hàng.
- Ai nói là bán cho ngươi, chúng ta đến để ăn cơm.
Nhị Lang bắn một vật vào tay tiểu nhị, vừa nhìn, không ngờ lại là mười quan tiền, lúc đó lại niềm nở :
- Khách quan mời vào trong!
Dẫn bốn người lên lầu, tiểu nhị lau bàn, bưng trà và điểm tâm nói:
- Khách quan muốn dùng gì?
- Không vội, ta hỏi ngươi.
Nhị Lang tỏ vẻ hết sức điềm tĩnh nói:
- Bây giờ đang là giờ ăn trưa, tại sao không có khách?
- Hây...
Tiểu nhị cười đau khổ nói:
- Đông khách không thể ăn cơm. Ít khách càng tốt, không phải càng sạch sẽ và yên tĩnh sao?
- Không phải như vậy.
Nhị Lang lắc đầu nói:
- Ít khách có nghĩa là cơm của các ngươi không ngon hoặc cửa hàng khinh người bảo ta làm sao giám ăn?
- Ôi...
Tiểu nhị tỏ ra buồn bã nói:
- Vậy khách quan có gọi món nữa không?
- Dù sao cũng phải cho các ngươi một cơ hội, chúng ta cũng không muốn đổi chỗ khác.
Nhị Lang nói:
- Gọi chủ quán nhà các ngươi làm mấy món ngon mang lên đây.
- Được.
Tiểu nhị ủ rũ đi xuống. Thượng khách còn cần phải dựa vào sự thương hại của người ta, cái tiệm ăn này sắp phải đóng của rồi.
Khách ít bê đồ ăn lên nhanh, câu nói này quả nhiên không sai, chỉ trong khoảng thời gian chưa đến một tuần trà tiểu nhị và một thanh niên khác liền bưng lên hai khay tám món ăn.
Sau khi bưng thức ăn lên, gã thanh niên mập mập khoảng hơn hai mươi tuổi không rời khỏi đó mà vẻ mặt kỳ vọng chờ đợi khách quan thưởng thức món ăn.
Dưới ánh mắt mong đợi của gã, Nhị Lang gắp một miếng thịt, đưa vào miệng thưởng thức, bỗng sắc mặt biến sắc, nuốt cũng không được, nhổ ra cũng không xong.