Sự xuất hiện của Khương Lê khiến tất cả nữ sinh trong Minh Nghĩa Đường đều im lặng.
Nếu Khương nhị tiểu thư đúng như lời đồn là một cô gái quê mùa thô lỗ hoặc là một tiểu thư kiêu ngạo không có phép tắc, thì mọi lời bàn tán của mọi người sẽ lập tức vùi dập nàng không thương tiếc. Tuy nhiên, Khương Lê trông không khác gì một tiểu thư được giáo dục tốt, thậm chí còn hòa nhã và dịu dàng hơn. Dù muốn chỉ trích, cũng không biết nên bắt đầu từ đâu.
Cuối cùng, cô gái cao ráo lúc nãy lên tiếng trước: "Ngươi chính là nhị tiểu thư của Khương phủ?"
Khương Lê ngước mắt nhìn, nhận ra cô gái này. Cô ta là Mạnh Hồng Cẩm, tiểu thư của phủ Thừa Tuyên Sứ, ngày thường rất thân với Khương Ấu Dao.
Khương Lê đáp: "Phải."
"Ngươi dám đến Minh Nghĩa Đường?" Mạnh Hồng Cẩm nhướng mày: "Nghe nói ngươi bảy tuổi đã vào am đường, nơi đó chắc không ai dạy ngươi vỡ lòng. Ngươi như thế này, không mời thầy về nhà dạy, lại đến Minh Nghĩa Đường, không sợ học như vịt nghe sấm , một chữ cũng không hiểu sao?"
Lời này thật chói tai, mọi người trong học đường đều nhìn chằm chằm Khương Lê, xem nàng sẽ phản ứng ra sao.
Mạnh Hồng Cẩm cũng nhìn Khương Lê, nhưng ngoài dự đoán của cô, Khương Lê không hề tỏ ra tức giận. Người khác nghe thấy những lời này có lẽ sẽ tức giận, huống hồ Khương Lê lại là con gái của Thủ Phụ nhưng nàng chỉ cười nhẹ và nói: "Không cần tiểu thư phải lo lắng."
Lời nói nhẹ nhàng nhưng cũng đủ khiến Mạnh Hồng Cẩm nghẹn lời.
Mạnh Hồng Cẩm không ngờ Khương Lê lại phản ứng như vậy, như thể đấm vào bông, khiến cô ta vô cùng tức giận. Nhưng Khương Lê vẫn mỉm cười, thái độ không hề thay đổi. Cô ta tức giận, nói "nhỏ tiếng" để mọi người nghe thấy: "Không ngờ ở am đường tĩnh tâm, nhìn cái dáng vẻ này thật nhu nhược."
Loading...
"Tiểu thư nếu muốn tĩnh tâm, cũng có thể đến am đường một thời gian." Khương Lê nhẹ nhàng đáp.
"Ngươi!" Mạnh Hồng Cẩm giận dữ, Khương Ấu Dao vội lên tiếng can ngăn: "Nhị tỷ, sao tỷ có thể nói với Hồng Cẩm như vậy?" rồi nói với Mạnh Hồng Cẩm: "Hồng Cẩm, nhị tỷ mới về Yên Kinh, không hiểu phép tắc, thật xin lỗi."
Mạnh Hồng Cẩm nói: "Không sao, nhưng là lỗi của nhị tỷ ngươi, sao ngươi lại xin lỗi, Ấu Dao, ngươi thật quá mềm yếu, dễ bị người khác bắt nạt."
Khương Lê nhìn Khương Ấu Dao, bình tĩnh nói: "Tam muội, muội thật sự quá hiền lành, ta chưa nói gì mà muội đã xin lỗi trước rồi. Tiểu thư này nói ta nhu nhược, ta không tức giận, còn nói lời tốt, vậy cũng là sai sao?"
Khương Ấu Dao định nói, nhưng Khương Lê lại tiếp tục: "Ta nghe nói ở một số nơi, không luận đạo lý mà luận thân phận địa vị. Chẳng lẽ Minh Nghĩa Đường cũng là nơi như vậy? Ta rõ ràng có lý, nhưng vẫn phải nhận sai, phải chăng vì địa vị của tiểu thư này cao hơn ta nhiều, nên ta phải nhận sai? Xin hỏi tiểu thư, lệnh tôn chức quan bao nhiêu phẩm?"
Cả học đường lặng im, rồi một số học sinh không nhịn được cười. Mặt Mạnh Hồng Cẩm đỏ bừng, không nói được lời nào.
Khương Lê vừa nói họ vô lý, vừa không nể mặt mà làm bẽ mặt gia thế của Mạnh Hồng Cẩm. Ai cũng biết, cha của Khương Lê là Thủ Phụ đương triều, còn cha của Mạnh Hồng Cẩm là Thừa Tuyên Sứ, dù sao cũng không thể so sánh được với Thủ phụ. Khương Lê lại hỏi rất nghiêm túc khiến Mạnh Hồng Cẩm trở thành trò cười.
Bầu không khí trở nên ngượng ngùng, Khương Ấu Dao không biết nói gì. Bênh vực Mạnh Hồng Cẩm thì giẫm đạp cha mình, đồng tình với Khương Lê thì Mạnh Hồng Cẩm sẽ ghét bỏ mình. Khương Ấu Dao thầm trách Khương Lê xảo trá, đành ra hiệu cho Khương Ngọc Nga.
Khương Ngọc Nga khẽ ho hai tiếng, phá vỡ sự im lặng, gượng gạo chuyển đề tài: "Nhị tỷ, không bàn những chuyện đó nữa. Mới vào học, tỷ phải chọn chỗ ngồi, ta và tứ tỷ ngồi cùng nhau, tam tỷ ngồi cùng Mạnh tiểu thư, tỷ đến trễ, phải hỏi xem ai muốn ngồi cùng tỷ."
Có ai muốn ngồi cùng mình? Khương Lê biết rõ, chắc chắn không có ai.
Quả nhiên, Khương Lê đứng trong học đường mà không ai lên tiếng mời cô ngồi cùng.
Bạch Tuyết không được vào học đường, chỉ có thể ở bên ngoài xe ngựa, cùng với đám tỳ nữ của các tiểu thư khác. Những tỳ nữ kia có lẽ cũng khinh thường Bạch Tuyết, để cô một mình. Bạch Tuyết không bận tâm, ngồi xổm bên giả sơn cùng chơi với mèo hoang phơi nắng.
Giữa sự yên lặng, một giọng nói vang lên: "Ở đhông có ai, ngươi đến đây ngồi đi."
Khương Lê có chút ngạc nhiên, thấy một cô gái mặc áo xanh đứng lên, nhìn về phía cô.
Cô gái này trông xinh xắn, nhưng cằm hơi vuông, toát lên vẻ cương nghị. Trong nét mặt cô có bóng dáng của phu nhân họ Liễu, Khương Lê chợt hiểu ra, đây là tiểu thư của phủ Thừa Đức Lang, Liễu Nhứ.
Khương Lê không do dự, bước đến chỗ của Liễu Nhứ. Phía sau vang lên tiếng cười nhạo: "Liễu Nhứ, ngươi thật dám ngồi cùng cô ta, không sợ ngày nào đó bị đẩy từ bậc thềm xuống sao, lúc đó nguy hiểm đến tính mạng đừng trách chúng ta không cánh cáo cô."
Liễu Nhứ phớt lờ những lời đó, Khương Lê mỉm cười ngồi xuống bên cạnh Liễu Nhứ. Liễu Nhứ nhíu mày, biểu cảm có chút không tình nguyện, nhưng không nói gì.
Khương Lê hiểu, có lẽ phu nhân họ Liễu biết tin cô sẽ vào Minh Nghĩa Đường học, đã dặn dò Liễu Như chiếu cố cô. Thực ra, một cô gái cảm thấy sợ hãi trước người bị đồn là hại mẹ giết em là chuyện bình thường, Liễu Nhứ có thể vượt qua nỗi sợ hãi, hoàn thành lời dặn của phu nhân họ Liễu, đã rất đáng khen.
Thấy Khương Lê nhìn mình, Liễu Nhứ mím môi, quay đầu đi. Khương Lê không nhịn được cười, cô gái này thật đáng yêu.
Tiếng bàn tán sau lưng không ngừng, còn nghe thấy tiếng Khương Ấu Dao nói. Khương Lê biết, Khương Ấu Dao và Khương Ngọc Nga đang cố gắng bôi nhọ mình.
Nhưng không lâu sau có người bước vào, là một nữ giáo viên, mặc áo dài màu tùng mộc, tóc búi cao, mắt nhỏ môi mỏng, dáng người gầy gò. Bà ta vừa bước vào, tiếng ồn ào trong Minh Nghĩa Đường lập tức biến mất.
Đó là một giảng sư nghiêm khắc.
Khương Lê nhìn vị giảng sư trước mặt, có chút thất thần.
Nữ giảng sư này họ Kỷ, tên một chữ La. Trong Minh Nghĩa Đường, bà dạy về "Lễ" trong lục nghệ.
*lục nghệ (người xưa chỉ thư, số, lễ, nhạc, ngự, xạ : lễ nghi, âm nhạc, bắn cung , cưỡi ngựa, thư pháp, tính toán)
Kỷ La là người tuân thủ lễ nghi nghiêm ngặt, trong mắt Khương Lê, thậm chí có phần cổ hủ. Kỷ La thanh cao từng rất ngưỡng mộ, ca ngợi hết lời tài năng của Thẩm Ngọc Dung. Với Khương Lê khi còn là Tiết Phương Phi, bà ta vô cùng nghiêm khắc.
Cùng là phụ nữ, nàng đương nhiên nhận ra Kỷ La có tình ý với Thẩm Ngọc Dung.
Sau đó, chuyện Tiết Phương Phi tư thông lan khắp Yên Kinh, Kỷ La còn đến nhà, mắng nàng không giữ đức hạnh, còn cảm thông sâu sắc cho Thẩm Ngọc Dung.
Khương Lê cúi đầu, không biết Kỷ La khi biết rõ bộ mặt thật của Thẩm Ngọc Dung, liệu có còn tình ý sâu đậm như vậy không?